1. Bản chất và những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt. Tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng để đề ra các biện pháp đấu tranh với chúng một cách có hiệu quả nhằm lập lại trật tự và ổn định xã hội.
Theo lý luận chung về pháp luật, vi phạm pháp luật nói chung là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện nột cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thuê người làm báo cáo thực tập chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: Hotline: 096.999.1080 hoặc Gmail: [email protected]..
Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau:
– Là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người. Ý nghĩ, tư tưởng chưa thể hiện thành hành vi bị pháp luật cấm thì chưa thể gọi là vi phạm pháp luật.
– Có tính chất trái pháp luật, tức là trái với yêu cầu cụ thể của các quy phạm pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật.
– Có lỗi có nghĩa là vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi chính những chủ thể có khả năng nhận thức được hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả thiệt hại mà hành vi đó có thể gây ra cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Do đó, lỗi chính là dấu hiệu thể hiện quan hệ, thái độ tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó.
Cần lưu ý rằng phải đủ cả ba dấu hiệu nêu trên thì mới tồn tại vi phạm pháp luật, trong đó hành vi đóng vai trò dấu hiệu hình thức, dấu hiệu chung, còn tính trái pháp luật và lỗi là tính chất của hành vi.
2. Cấu thành vi phạm pháp luật
Mọi vi phạm pháp luật đều có cấu thành pháp lý của nó, Tất cả các dấu hiệu trên hợp thành bốn yếu tố của khái niệm “cấu thành vi phạm pháp luật” đó là:
* Mặt khách quan: bao gồm những dấu hiệu
– Vi phạm pháp luật trước hết là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
– Tính chất trái pháp luật của hành vi, tức là hành vi đó phải trái với các yêu cầu củanhững quy phạm pháp luật nhất định, dưới hình thức hành động là làm điều pháp luật cấm hoặc làm không đúng điều pháp luật cho phép. Dưới hình thức không hành động là không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định mặc dù cần phải và có thể thực hiện nghĩa vụ đó.
– Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hoặc tinh thần cho từng thành viên cụ thể của xã hội.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, nói cách khác thiệt hại cho xã hôị xảy ra là do kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.
– Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
* Khách thể:
Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ, vì vậy những quan hệ xã hội ấy là khách thể của vi phạm pháp luật. Tính chất của khách thể có ý nghĩa quan trọng xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật.
* Mặt chủ quan:
– Một hành vi trái pháp luật phải là một hành vi có lỗi, nếu không có lỗi thì không phải là vi phạm pháp luật tức là chủ thể của hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Lỗi được thể hiện dưới hình thức cố ý và vô ý.
– Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
– Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm.
* Chủ thể:
Đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật, chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người có năng lực hành vi.
Như vậy vi phạm pháp luật là sự thống nhất của 4 yếu tố. Nhưng trong nhiều trường hợp chỉ cần xác định 3 dấu hiệu: hành vi, tính chất trái pháp luật và có lỗi của hành vi là có đủ căn cứ để khẳng định có vi phạm pháp luật xảy ra, nghĩa là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ Khái niệm ý thức pháp luật
+ Trình bày những nội dung cơ bản của chế định chế độ chính trị