Trong luật hành chính hiện hành, xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.
* Xử phạt vi phạm hành chính:
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các hình thức xử phạt chính (cảnh cáo; phạt tiền) và các hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đẻ vi phạm hành chính; trục xuất).
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm chỉ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính. Tùy theo tính chất,mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung.
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: Hotline: 096.999.1080 hoặc Gmail: [email protected].
+ Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
+ Phạt tiền được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tối thiểu là 5.000 đồng và tối đa là 500.000.000 đồng. Tiền xử phạt vi phạm hành chính được đưa vào ngân sách nhà nước.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được dùng để vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định biện pháp tịch thu để sung vào công quỹ nhà nước các tài sản, vật dụng, hàng hóa, tiền bạc… dùng để thực hiện vi phạm hành chính hoặc do vi phạm kèm theo hình thức mà có.
+ Trục xuất được áp dụng với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, buộc họ phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trục xuất có thể áp dụng như một biện pháp xử phạt chính hoặc như một biện pháp xử phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác.Đi kèm theo các hình thức xử phạt hành chính, đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính còn có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm.
– Buộc thiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và văn hóa phẩm độc hại.
– Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.
* Các biện pháp xử lý hành chính khác:
Ngoài các hình thức xử lý vi phạm hành chính nêu trên, việc xử lý vi phạm hành chính còn bao gồm các biện pháp xử lý hành chính khác, chỉ áp dụng đối với các cá nhân:
– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Đưa vào trường giáo dưỡng;
– Đưa vào cơ sở giáo dục;
– Đưa vào cơ sở chữa bệnh;
– Quản chế hành chính.
Các biện pháp xử lý hành chính nói trên nhằm mục đích giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà chưa đến mức phải xử lý hình sự, nhằm tạo điều kiện cho những đối tượng này trở thành công dân lương thiện, ngăn ngừa khả năng họ có thể tái phạm.
Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính.Bên cạnh các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, trong việc xử lý vi phạm hành chính người ta còn có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính là:
– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Khám người;
– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Bảo lãnh hành chính;
– Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ Tìm hiểu về khái niệm và các dấu hiệu vi phạm hành chính
+ Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự