Con người muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải thoả mãn các nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần, và để thoả mãn các nhu cầu đó con người phải lao động, sáng tạo sản xuất ra các sản phẩm. Tuy nhiên, con người không phải bao giờ cũng gặp thuận lợi, có đủ thu nhập và điều kiện sinh sống mà rủi ro luôn đi kèm với con người. Trong nhiều trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, tai nạn lao động, già yếu… Khi rơi vào các trường hợp đó các nhu cầu cần thiết của cuộc sống con người không vì thế mà giảm đi hoặc mất đi, thậm chí còn tăng thêm hoặc phát sinh những nhu cầu mới như chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau xảy ra. Bởi vậy, muốn duy trì đảm bảo cuộc sống NLĐ đòi hỏi phải có nguồn ngu nhập thay thế để bù đắp.
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Luận Văn 1080:
+ làm chuyên đề tốt nghiệp
+ dịch vụ làm luận văn
Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, sản xuất mang tính chuyên môn hoá cao thì quan hệ thuê mướn lao động ra đời và ngày càng phát triển. Nhữngngườilàm công phải hoàn toàn dựa vào tiền lương làm nguồn sống chủ yếu, khi ốn đau, tai nạn, sinh đẻ… thì phải nghỉ việc và không có lương, cuộc sống của họ bị đe doạ. NLĐ đã ý thức được sự cần thiết phải có thu nhập đề phòng khi họ gặp rủi ro tai nạn bất ngờ nên họ đấu tranh đòi giới chủ phải cam kết đảm bảo một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi ốm đai, thai sản… Lúc đầu giới chủ cam kết đảm bảo cho NLĐ những khoản thu nhập nhất định đó. Song nhiều khi rủi ro xảy ra liên tục buộc người chủ phải chi ra những khoản tiền lớn mà họ không muốn. Do vậy, giới chủ đã chi nhiều hơn nên xuất hiện mâu thuẫn và tranh chấp giữa chủ và thợ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Đứng trước tình tình đó, nhà nước là người thứ ba đứng ra giải quyết mâu thuẫn và điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ, cụ thể: yêu cầu cả chủ và thợ đều phải đóng góp những khoản tiền nhất định để hình thành quỹ, đồng thời nhà nước hỗ trợ một phần để giúp các bên giải quyết khó khăn.
Từ đó và giới chủ và thợ đều được đảm bảo và họ thấy có lợi các nguồn đóng góp và sự hỗ trợ của nhà nước hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung – quỹ BHXH.
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Từ khía cạnh kinh tế thì tham gia BHXH và được BHXH là sự phản ánh một quy luật có tính khách quan: quy luật cung – cầu. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu.
Vai trò đối người lao động:
Trong cuộc sống hàng ngày không ai dám chắc chẵn rằng mình sẽ không gặp phải rủi ro. Do vậy trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh phải đóng góp đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH theo mức chung, sau đó NLĐ có quyền được hưởng trợ cấp về BHXH, căn cứ vào sự đóng góp và theo chế độ quy định, khi NLĐ gặp phải những rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp xẩy ra, làm cho bị mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn, dẫn đến nguồn thu nhập của họ bị giảm đi hoặc không còn nữa; hoặc NLĐ bị chết trong khi con cái đang tuổi vị thành niên, bố mẹ già không nơi nương tựa… Những rủi ro này không chỉ làm giảm thu nhập của NLĐmà còn làm giảm nguồn lực tài chính của họ và gia đình họ. Vậy chính sách BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ, tạo niềm tin cho NLĐ, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Vai trò đối với doanh nghiệp:
Trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chủ SDLĐ và NLĐ là mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau bởi quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Các doanh nghiệp vừa phải tạo điều kiện làm việc tốt cho NLĐ, phải trả công cho họ và phải có trách nhiệm giúp đỡ khi họ không may gặp phải rủi ro trong quá trình lao động, sự quan tâm đó thể hiện qua việc tham gia, đóng góp đầy đủ BHXH choNLĐ, khi không may NLĐ gặp phải rủi ro thì cơ quan BHXH sẽ chi trả chế độ cho NLĐ. Vậy BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, giúp người SDLĐ đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, nhiều khi là rất lớn để thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro.
Vai trò đối với Nhà nước và xã hội :
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là quy luật cạnh tranh, nhiều trường hợp đã đẩy một số doanh nghiệp vào tình trạng bất ổn, thậm trí phá sản dẫn đến hàng loạt NLĐ bị mất việc làm, không đảm bảo được cuộc sống và tạo ra nhiều vấn đề phức tạp. Vì thế để đảm bảo nền kinh tế xã hội phát triển bình thường, xét về phía trách nhiệm của xã hội, Nhà nước sẽ phải xây dựng hệ thống pháp luật về BHXH, tổ chức thực hiện các chính sách về BHXH và Nhà nước sử dụng pháp luật để can thiệp vào mối quan hệ chủ SDLĐ và NLĐ, đảm bảo những quyền lợi xã hội cho NLĐ, tạo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đồng thời cùng có trách nhiệm đóng góp và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ. Như vậy, đứng trước những rủi ro trong cuộc sống của NLĐ, trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cả xã hội đều cần phải có một nguồn lực tài chính đủ lớn nhằm đảm bảo cho sự ổn định cuộc sống cho NLĐ, hoạt động của các tổ chức xã hội và sự ổn định về mặt chính trị, trật tự an toàn xã hội …
Tham gia BHXH tức là trong quá trình lao động cả NLĐ và người SDLĐ trích ra một phần thu nhập của mình để cùng Nhà nước thành lập nên một quỹ tài chính BHXH.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội và tiến bộ của loài người, BHXH đã được coi như là nhu cầu khách quan của con người và được xem như là một trong những quyền cơ bản của con người và được Đại hội đồng liên hiệp quốc thừa nhận và nghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 như sau: ” Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền kinh tế xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”
Các bài viết các bạn có thể xem thêm:
+ chất lượng nguồn nhân lực
+ chức năng của bảo hiểm xã hội
+ bản chất của bảo hiểm xã hội